Công trình nghiên cứu Khoa học

  1. Chủ đề hội thảo:
    - Giảng dạy ngoại ngữ ở bậc ĐH theo chương trình Giáo dục phổ thông mới (2018)
  1. Mục đích hội thảo: 
    - Việc tạo sự nhất quán trong giảng dạy ở bậc phổ thông và bậc đại học đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành kiến thức cho người học. Chính vì lí do đó, những nghiên cứu chuyên sâu và bám sát chương trình giáo dục phổ thông sẽ góp phần thay đổi chất lượng đào tạo sinh viên ở bậc đại học, nhằm tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của các nhà tuyển dụng trong và ngoài tỉnh.
  2. Thời gian dự kiến tổ chức: 15h00 ngày 27/05/2024
  3. Địa điểm: Phòng Lab 2
  4. Dự kiến thành phần, số lượng người tham dự:
    a. Thành phần
    Khách mời: TS. Võ Tú Phương - Khoa Ngoại ngữ, Trường ĐH Khánh Hòa
                     TS. Trần Thị Minh Khánh - TTNN, GV kiêm nhiệm K. NN
                     ThS Nguyễn Thị Lan Anh – Trường THPT Nguyễn Văn Trỗi
    - Toàn thể GV Khoa NN
    b. Số lượng: 33 Giảng viên.
  5. Dự kiến thành phần Ban tổ chức:
  • Chủ tọa: TS. Võ Nguyễn Hồng Lam
  • Thư kí: Võ Hoàng Như Nhu
  1. Nội dung hội thảo:

STT

Tên báo cáo KH triển khai nội dung

Tên tác giả

Dạy và học tiếng Anh ở các trường THPT Tỉnh Khánh Hoà

1

Thực trạng học môn tiếng Anh chương trình GDPT 2018 tại các trường THPT Tỉnh Khánh Hoà

ThS. Ngô Quỳnh Hoa

ThS. Trần Thị Thu Trang

ThS. Đỗ Vũ Hoàng Tâm

2

Dạy tiếng Anh THPT ở Khánh Hoà: thực trạng và đề xuất giải pháp

ThS. Lê Hoàng Duy Thuần

ThS. Lê Thị Thu Nga

3

Nâng cao khả năng giao tiếp tiếng Anh cho học sinh bậc phổ thông

ThS. Nguyễn Hoàng Hồ

4

Chương trình giảng dạy tiếng Anh bậc đại học và phổ thông- Sự tương đồng và khác biệt

ThS. Phạm Thị Hải Trang

Các nghiên cứu khác liên quan đến giảng dạy chuyên ngành ở bậc đại học

5

Thực hành mô phỏng quy trình viết hồ sơ xin việc và phản hồi của sinh viên

ThS. Trần Thị Cúc

6

Yếu tố ảnh hưởng đến kĩ năng viết của sinh viên học tiếng Anh không chuyên B1.1 và giải pháp

ThS. Nguyễn Trọng Lý

ThS. Phạm Thị Kim Uyên

7

Một số ý kiến của sinh viên chuyên ngữ về kiểm tra trực tuyến

ThS. Nguyễn Phan Quỳnh Thư

8

Phản hồi của sinh viên về trò chơi hoá các bài tập ngữ pháp trong giáo trình Life B1

ThS. Nguyễn Thị Nhật Thảo

9

Cảm nhận của tân sinh viên K65 ngành NNA sau một kỳ học tập tại Trường Đại học Nha Trang

TS. Nguyễn Duy Sự

10

Lồng ghép định dạng đề thi HSK trong quá trình giảng dạy, kiểm tra, thi cử các học phần tiếng Trung

ThS. Nguyễn Thị Diệu Phương

11

Nhận thức của sinh viên về đi thực tế trong môn ôn Văn hóa Mỹ

TS. Võ Nguyễn Hồng Lam

ThS. Trần Thị Thuý Quỳnh

Link File Kỷ yếu hội thảo Khoa Ngoại ngữ tháng 05-2024

  • Last Modified On Date: 17/08/2024
  • Create On Date: 17/08/2024
Print

  1. Chủ đề hội thảo: Dạy học Ngoại ngữ tích hợp: Cơ hội và thách thức.
  2. Mục đích hội thảo: Xu hướng của giáo dục hiện đại chủ yếu tập trung vào khả năng kết hợp và mở rộng khối lượng kiến thức giảng dạy. Cụ thể hơn, trong lĩnh vực giảng dạy Ngoại ngữ, việc tích hợp đang dần trở thành phương pháp mang lại nhiều hiệu quả và lợi ích cho người học. Chính vì lí do đó, hội thảo nhằm mục đích tìm hiểu và cập nhật những thay đổi trong dạy học ngoại ngữ theo phương pháp này góp phần nâng cao chất lượng dạy và học thích ứng với tình hình thực tế.
  3. Thời gian dự kiến tổ chức: 8:00 ngày 13/6/2023
  4. Địa điểm: Văn phòng Khoa Ngoại ngữ
  5. Dự kiến thành phần, số lượng người tham dự:
  • Khách mời: Cô Nguyễn Thị Ngân và Cô Trần Thị Minh Khánh
  • GV Khoa
  1. Dự kiến thành phần Ban tổ chức:
  • Chủ tọa: TS. Võ Nguyễn Hồng Lam
  • Thư kí: ThS. Nguyễn Khánh Linh
  1. Nội dung hội thảo:

STT

Tên báo cáo KH triển khai nội dung

Tên tác giả

Chủ đề 1 – Chất lượng đào tạo ngành và sự lồng ghép của Service Learning trong giảng dạy

1

Đánh giá thực trạng đào tạo ngành NNA tại Trường Đại học Nha Trang

TS. Nguyễn Duy Sự

TS. Võ Nguyễn Hồng Lam

ThS. Lê Thị Thu Nga

ThS. Bùi Vân Anh

2

Ý kiến của sinh viên về dự án phục vụ cộng đồng đối với kỹ năng viết bài văn

ThS. Bùi Thị Ngọc Oanh

ThS. Trần Thị Thúy Quỳnh

3

Service Learning trong và ngoài nước cùng thực tế áp dụng đối với ngành NNA Trường Đại học Nha Trang

ThS. Nguyễn Thị Thiên Lý

Chủ đề 2 – Cải tiến trong phương pháp giảng dạy cho sinh viên chuyên ngữ

4

Thuận lợi và khó khăn của sinh viên K64 khi sử dụng phần mềm Elsa Speak để luyện phát âm

 

ThS. Ngô Quỳnh Hoa

5

Các yếu tố ảnh hưởng năng lực viết tóm tắt của sinh viên năm 1

 

ThS. Nguyễn Trọng Lý

Chủ đề 3 – Cải tiến trong phương pháp giảng dạy cho sinh viên không chuyên

6

Thực trạng và giải pháp nâng cao kỹ năng giao tiếp ngoại ngữ của sinh viên Trường Đại học Nha Trang

TS. Lê Thị Bảo Châu

ThS. Hồ Yến Nhi

ThS. Võ Hoàng Như Nhu

ThS. Đặng Hoàng Thi

7

Động cơ học kỹ năng viết của sinh viên không chuyên trình độ B1

ThS. Bùi Thị Ngọc Oanh

ThS. Phạm Thị Kim Uyên

8

Phản hồi của sinh viên không chuyên ngữ B1.2 Trường Đại học Nha Trang về bài tập online MYELT

ThS. Trần Thị Cúc

ThS. Đỗ Vũ Hoàng Tâm

9

Khảo sát, phân tích mức độ nắm vững kiến thức về từ ngữ chỉ thời gian sinh viên tiếng Trung A1

ThS. Nguyễn Thị Diệu Phương

10

Nâng cao kỹ năng nói tiếng Anh cho sinh viên không chuyên ngữ tại Đại học Nha Trang thông qua kết hợp ứng dụng FLIPGRID và Google dịch: một phương pháp đổi mới

ThS. Đặng Hoàng Thi

ThS. Võ Hoàng Như Nhu

ThS. Lê Thị Thu Nga

Chủ đề 4 – Các nghiên cứu liên quan

11

Thực hành môn tiếp thị tuyến điểm: nhận biết các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thu hút khách du lịch trẻ (sinh viên) của tuyến điểm Huế

ThS. Phạm Thị Hải Trang

Link File Kỷ yếu hội thảo Khoa Ngoại ngữ tháng 06-2023

  • Last Modified On Date: 17/08/2024
  • Create On Date: 17/08/2024
Print

  1. Chủ đề hội thảo: Những thay đổi trong dạy học Ngoại ngữ theo kỷ nguyên số.
  2. Mục đích hội thảo: Thời đại 4.0 là kỷ nguyên của những thay đổi vượt bậc trong giảng dạy ngoại ngữ và những phương pháp giảng dạy cổ điển vốn không còn phát huy được thế mạnh của nó. Chính vì lí do đó, hội thảo nhằm mục đích tìm hiểu và cập nhật những thay đổi trong dạy học ngoại ngữ theo kỷ nguyên số góp phần nâng cao chất lượng dạy và học thích ứng với tình hình thực tế.
  3. Thời gian dự kiến tổ chức: 07h30 ngày 12/01/2023
  4. Địa điểm: Phòng Lab 2
  5. Dự kiến thành phần, số lượng người tham dự:
  6. Thành phần
  • Khách mời:
  1. Nguyễn Thị Ngân (GV kiêm nhiệm)
  2. Trần Thị Minh Khánh (GV kiêm nhiệm)
  3. Võ Tú Phương (ĐH Khánh Hòa)
  • Toàn thể GV Khoa NN
  1. Số lượng: 34 Cán bộ - Giảng viên.
  2. Dự kiến thành phần Ban tổ chức:
  • Chủ tọa: TS. Võ Nguyễn Hồng Lam
  • Thư kí: Th.S Trần Thị Cúc
  1. Nội dung hội thảo:

STT

Tên báo cáo KH triển khai nội dung

Tên tác giả

1

Nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp cải thiện kỹ năng Nói của sinh viên chuyên ngữ Đại học Nha Trang

 

TS. Võ Nguyễn Hồng Lam

ThS. Bùi Thị Ngọc Oanh

 SV Lê Thị Kim Khánh

2

Lợi ích của hoạt động tự thiết kế video

ThS. Lê Hoàng Duy Thuần

3

Ứng dụng cú pháp học để viết câu tiếng Anh tốt hơn

ThS. Nguyễn Hoàng Hồ

4

Các lỗi và cách sửa lỗi cho kỹ năng Nói của sinh viên trình độ B1

ThS. Bùi Thị Ngọc Oanh

ThS. Bùi Vân Anh

5

Thực trạng lạm dụng mạng xã hội của một số sinh viên hiện nay tại trường Đại học Nha Trang trong thời kỳ hội nhập

ThS. Phan Minh Đức

6

Thay đổi phương pháp giảng dạy và cách đánh giá cho phù hợp với dạy học trực tuyến trong giai đoạn COVID-19

ThS. Lê Cao Hoàng Hà

Link File Kỷ yếu hội thảo Khoa Ngoại ngữ tháng 01-2023

  • Last Modified On Date: 17/08/2024
  • Create On Date: 17/08/2024
Print

  1. Chủ đề hội thảo: Đổi mới trong giảng dạy các học phần chuyên ngữ
  2. Thời gian tổ chức: 14 giờ 00 ngày 30 tháng 06 năm 2023
  3. Địa điểm: Văn phòng BM, Nhà đa năng, Trường Đại học Nha Trang
  4. Danh sách cá nhân tham dự hội thảo:

STT

Họ và tên

Học hàm, học vị

Đơn vị công tác

Chức trách trong HT

1

Võ Nguyễn Hồng Lam

Tiến sĩ

BM BPD

Người tham dự

2

Hoàng Công Bình

Tiến sĩ

BM BPD

Chủ toạ

3

Phạm Thị Hải Trang

Thạc sĩ

BM BPD

Báo cáo viên

4

Lê Cao Hoàng Hà

Thạc sĩ

BM BPD

Người tham dự

5

Trần Thị Thúy Quỳnh

Thạc sĩ

BM BPD

Báo cáo viên

6

Lê Thị Bảo Châu

Tiến sĩ

BM BPD

Người tham dự

7

Bùi Vân Anh

Thạc sĩ

BM BPD

Báo cáo viên

8

Nguyễn Thị Thiên Lý

Thạc sĩ

BM BPD

Người tham dự

9

Võ Hoàng Như Nhu

Thạc sĩ

BM BPD

Báo cáo viên

10

Nguyễn Hoàng Hồ

Thạc sĩ

BM BPD

Báo cáo viên

11

Hồ Yến Nhi

Thạc sĩ

BM BPD

Báo cáo viên

12

Trần Thị Thanh Nhàn

Thạc sĩ

BM BPD

Người tham dự

13

Phạm Thị Kim Uyên

Thạc sĩ

BM BPD

Báo cáo viên

14

Đặng Kiều Diệp

Thạc sĩ

BM BPD

Báo cáo viên

15

Phạm Thị Hoa

Tiến sĩ

BM THT

Báo cáo viên


5. Các báo cáo tại hội thảo

Báo cáo 1: Làm thế nào để nâng cao động lực học tiếng Anh của sinh viên không chuyên

Tác giả: TS. Phạm Thị Hoa

Các ý kiến thảo luận, tranh luận về báo cáo:

Nghiên cứu thảo luận về khá nhiều khía cạnh liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng đến việc nâng cao động lực học tiếng Anh của sinh viên không chuyên. Trong đó, các nhân tố liên quan đến độ tuổi của giảng viên cũng đáng được lưu tâm.

- Báo cáo 2: Tăng cường hiểu biết văn hoá thông qua truyện tranh

Tác giả: ThS. Nguyễn Hoàng Hồ

Các ý kiến thảo luận, tranh luận về báo cáo:

Nghiên cứu tạo nhiều hứng thú cho người học; đặc biệt là nâng cao được vốn từ vựng cho sinh viên khi tham gia hoạt động.

Báo cáo 3: Động cơ học môn Đọc hiểu của sinh viên chuyên ngữ năm 3

Tác giả: ThS. Phạm Thị Kim Uyên

Các ý kiến thảo luận, tranh luận về báo cáo

Báo cáo 4: Đổi mới cách tiếp cận trong giảng dạy học phần Tiếp thị tuyến điểm: chọn điểm đi thực tế theo góc nhìn của sinh viên

Tác giả: ThS. Phạm Thị Hải Trang

Các ý kiến thảo luận, tranh luận về báo cáo:

Báo cáo 5: Áp dụng hình thức Panel Discussion trong việc cải thiện chất lượng dạy và học môn Văn Hoá Anh cho giảng viên và sinh viên chuyên ngành Ngôn Ngữ Anh

Tác giả:  ThS. Hồ Yến Nhi

               ThS. Bùi Vân Anh

               ThS. Võ Hoàng Như Nhu

Các ý kiến thảo luận, tranh luận về báo cáo:

Báo cáo 6: Khai thác nguồn tài liệu “Quà tặng cuộc sống” – trải nghiệm phiên dịch thực tế cho sinh viên chuyên ngành Biên Phiên dịch

Tác giả: TS. Đặng Kiều Diệp

Các ý kiến thảo luận, tranh luận về báo cáo:

Báo cáo 7: Các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng Đọc của sinh viên chuyên ngữ năm nhất

Tác giả: ThS. Trần Thị Thuý Quỳnh

Các ý kiến thảo luận, tranh luận về báo cáo:

  1. Kết luận

- Các thành viên tham gia đã lắng nghe, thảo luận sôi nổi và góp ý tích cực cho các báo cáo nhằm giúp cho tác giả hoàn thiện hơn trong việc ứng dụng các phương pháp dạy - học trong công tác giảng dạy sau này.

- Thông qua buổi hội thảo, các báo cáo viên đã chia sẻ những phương pháp giảng dạy tích cực đối với từng học phần cụ thể và kết quả đạt được khi ứng dụng các phương pháp này ở từng lớp học khác nhau. Đồng thời các thành viên tham gia cũng tiếp cận được những phương pháp giảng dạy khác nhau để vận dụng vào lớp học của mình, từ đó thay đổi để thích nghi với việc dạy ngoại ngữ trong thời đại mới và nâng cao chất lượng đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu của nhà tuyển dụng.

                                    Buổi hội thảo kết thúc vào lúc 15 giờ 30 cùng ngày.
Link File Kỷ yếu hội thảo Khoa Ngoại ngữ tháng 07-2022

  • Last Modified On Date: 17/08/2024
  • Create On Date: 17/08/2024
Print

  1. Chủ đề hội thảo: Dạy học Ngoại ngữ trong thời đại toàn cầu hóa
  2. Thời gian tổ chức: 14 giờ 00 ngày 23 tháng 02 năm 2022
  3. Địa điểm: Phòng Lab2, Nhà đa năng, Trường Đại học Nha Trang
  4. Danh sách cá nhân tham dự hội thảo:

STT

Họ và tên

Học hàm, học vị

Đơn vị công tác

Chức trách trong HT

1

Lê Hoàng Duy Thuần

Thạc sĩ

BM THT

Người tham dự

2

Trần Thị Minh Khánh

Tiến sĩ

TT NN

Người tham dự

3

Nguyễn Trọng Lý

Thạc sĩ

BM THT

Báo cáo viên

4

Bùi Thị Ngọc Oanh

Thạc sĩ

BM THT

Người tham dự

5

Nguyễn Duy Sự

Tiến sĩ

BM THT

Người tham dự

6

Ngô Quỳnh Hoa

Thạc sĩ

BM THT

Báo cáo viên

7

Phạm Thị Minh Châu

Thạc sĩ

BM THT

Người tham dự

8

Trần Thị Cúc

Thạc sĩ

BM THT

Báo cáo viên

9

Nguyễn Phan Quỳnh Thư

Thạc sĩ

BM THT

Người tham dự

10

Lê Thị Thu Nga

Thạc sĩ

BM THT

Báo cáo viên

11

Trần Thị Thu Trang

Thạc sĩ

BM THT

Người tham dự

12

Nguyễn Thị Diệu Phương

Thạc sĩ

BM THT

Người tham dự

13

Đặng Hoàng Thi

Thạc sĩ

BM THT

Người tham dự

14

Nguyễn Khánh Linh

Cử nhân

BM THT

Thư kí

15

Đỗ Vũ Hoàng Tâm

Thạc sĩ

BM THT

Báo cáo viên

16

Phan Minh Đức

Thạc sĩ

BM THT

Người tham dự

17

Võ Nguyễn Hồng Lam

Tiến sĩ

BM BPD

Chủ tọa

18

Hoàng Công Bình

Tiến sĩ

BM BPD

Người tham dự

19

Đặng Kiều Diệp

Thạc sĩ

BM BPD

Báo cáo viên

20

Phạm Thị Hải Trang

Thạc sĩ

BM BPD

Người tham dự

21

Lê Cao Hoàng Hà

Thạc sĩ

BM BPD

Người tham dự

22

Trần Thị Thúy Quỳnh

Thạc sĩ

BM BPD

Vắng (bị ốm)

23

Lê Thị Bảo Châu

Tiến sĩ

BM BPD

Người tham dự

24

Bùi Vân Anh

Thạc sĩ

BM BPD

Người tham dự

25

Nguyễn Thị Thiên Lý

Thạc sĩ

BM BPD

Người tham dự

26

Võ Hoàng Như Nhu

Cử nhân

BM BPD

Người tham dự

27

Nguyễn Hoàng Hồ

Thạc sĩ

BM BPD

Người tham dự

28

Hồ Yến Nhi

Thạc sĩ

BM BPD

Người tham dự

29

Trần Thị Bích Thảo

Cử nhân

BM BPD

Người tham dự

30

Phạm Thị Kim Uyên

Thạc sĩ

BM BPD

Người tham dự

31

Nguyễn Thị Ngân

Tiến sĩ

P. HTĐN

Người tham dự

 

  1. Các báo cáo tại hội thảo

Báo cáo 1: Nâng cao tính tự học cho sinh viên khối không chuyên ngữ thông qua “hoạt động nhóm do sinh viên chủ trì” trên ứng dụng công nghệ Google Meet.

Tác giả: ThS. Đặng Kiều Diệp

Các ý kiến thảo luận, tranh luận về báo cáo

- Thầy Sự:

+ Đề xuất bỏ dấu ngoặc kép trong cụm “hoạt động nhóm do sinh viên chủ trì” ở phần tiêu đề.

+ GV vẫn chuẩn bị, hướng dẫn các hoạt động cho SV trong suốt quá trình, như vậy có được xem là hoạt động nhóm do SV chủ trì hay không? => Cô Diệp: Vẫn hợp lý vì SV chủ trì các hoạt động trên lớp dưới sự hướng dẫn của GV.

Báo cáo 2: Sử dụng điện thoại thông minh nâng cao kỹ năng nói cho sinh viên không chuyên A2.1 trong thời gian giãn cách xã hội.

Tác giả: ThS. Nguyễn Trọng Lý

Các ý kiến thảo luận, tranh luận về báo cáo

- Thầy Sự: Đề xuất bỏ cụm “sinh viên không chuyên A2.1” vì nghiên cứu có thể áp dụng cho mọi đối tượng sinh viên học ngoại ngữ.

=> Thầy Lý: Nghiên cứu tập trung vào đối tượng sinh viên không chuyên A2.1 nên tiêu đề như vậy là hợp lý.

- Thầy Hồ: GV phụ trách nhiều lớp, như vậy việc sử dụng Zalo trong hoạt động giảng dạy có gây khó khăn về giờ giấc của GV?

=> Thầy Lý: GV sẽ giới hạn thời gian tương tác Zalo với SV.

- Thầy Bình: Có nhiều hoạt động, GV rất tâm huyết, nhiệt tình.

Báo cáo 3: Phản hồi của sinh viên khi sử dụng các ứng dụng của Google trong giờ học viết.

Tác giả: ThS. Trần Thị Cúc

Các ý kiến thảo luận, tranh luận về báo cáo

- Cô Phương: Có nên trao quyền điểm danh bằng ứng dụng Google Sheets cho SV, liệu có trường hợp SV tự ý chỉnh sửa bảng điểm danh?

=> Cô Cúc: Có thể tin tưởng vì sinh viên Khoa có ý thức tự giác tốt.

=> Cô Hà: Cần thay đổi cách thức điểm danh một cách linh hoạt, có thể yêu cầu SV làm bài tập cuối giờ.

=> Thầy Đức: SV Khoa có ý thức tự giác, tư duy & thảo luận tốt, bài tập tiểu luận cuối khóa điểm cao; gần như đi học đầy đủ.

- Cô Ngân: Về vấn đề có đủ tin tưởng để trao quyền cho người học hay không, làm thế nào để tất cả SV đều tham gia tích cực các hoạt động, luôn là nỗi trăn trở của GV. Tin tưởng rằng khi SV được giao cho những nhiệm vụ và dự án mang tính xuyên suốt, các em sẽ nâng cao tinh thần trách nhiệm.

Báo cáo 4: Các hoạt động dạy, học tiếng Anh không chuyên theo quan điểm lấy người học làm trung tâm tại Trường Đại học Nha Trang.

Tác giả: ThS. Lê Cao Hoàng Hà

              ThS. Đặng Hoàng Thi

              ThS. Đỗ Vũ Hoàng Tâm

Các ý kiến thảo luận, tranh luận về báo cáo

- Thầy Thuần: Cần làm rõ cụm từ “quan niệm” ở câu kết luận trong phần ưu điểm “giúp GV giải thích chỉnh sửa những quan niệm sai lệch của SV”.

=> Cô Hà: Thông qua nội dung thuyết trình, sẽ biết được SV hiểu đúng hay sai về vấn đề.

- Cô Bảo Châu:

+ Bài nghiên cứu rất hệ thống, có phương pháp luận rất vững, số liệu cụ thể.

+ Về kết quả nghiên cứu: bài nghiên cứu nên có ít nhất 2 bảng khảo sát, nếu chỉ có 1 bảng thì sẽ thiếu tính logic; đối với 1 bảng cần trình bày ngắn gọn lại, súc tích hơn.

+ Cần đưa ra một số nhược điểm, khó khăn.

Báo cáo 5: Khảo sát về bài tập Shadowing của sinh viên không chuyên ngữ để nâng cao kỹ năng Nói.

Tác giả: ThS. Lê Thị Thu Nga

Các ý kiến thảo luận, tranh luận về báo cáo

- Thầy Bình:

+ Phương pháp Shadowing rất hữu ích cho việc dạy và học phiên dịch.

+ Phim hoạt hình có nhiều vai, nếu chỉ có 1 em lồng tiếng duy nhất sẽ vất vả nhưng luyện được nhiều giọng khác nhau sẽ nâng cao kỹ năng rất tốt.

+ Vì phim có nhiều vai nên có thể tính phương án làm nhóm, giúp giảm tải thời gian chấm điểm của GV.

Báo cáo 6: Khảo sát quan điểm của sinh viên về sử dụng phần mềm Elsa Speak trong học phần Ngữ Âm Thực Hành 1.
Tác giả: ThS. Ngô Quỳnh Hoa

Các ý kiến thảo luận, tranh luận về báo cáo

- Thầy Bình: Ứng dụng Elsa dành cho người tự học để có thể tự đánh giá khả năng, như vậy vai trò của người GV được thể hiện như thế nào? Đối với SV chuyên ngoại ngữ liệu có cần thiết và bắt buộc hay không? Có thể áp dụng công nghệ AI nhưng nên sử dụng thế nào cho hợp lý?

=> Cô Lam: Trên thực tế, nhiều SV chuyên ngữ phát âm vẫn chưa tốt, cần luyện tập để cải thiện kỹ năng. Nếu GV không bắt buộc, nhiều SV sẽ không tự giác.

=> Việc sử dụng Elsa sẽ giúp SV khắc phục những lỗi sai và tự tin phát âm hơn.

=> Cô Hoa: Việc luyện tập phát âm bằng ứng dụng là cần thiết. Nhiều SV thường không tự giác luyện tập nên cần có biện pháp bắt buộc. Điểm Elsa chỉ chiếm 20% điểm quá trình.

  1. Kết luận

- Các thành viên tham gia đã lắng nghe, thảo luận sôi nổi và góp ý tích cực cho các báo cáo nhằm giúp cho tác giả hoàn thiện hơn trong việc ứng dụng các phương pháp dạy - học trực tuyến trong công tác giảng dạy sau này.

- Thông qua buổi hội thảo, các báo cáo viên đã chia sẻ những phương pháp giảng dạy tích cực đối với từng học phần cụ thể và kết quả đạt được khi ứng dụng các phương pháp này ở từng lớp học khác nhau. Đồng thời các thành viên tham gia cũng tiếp cận được những phương pháp giảng dạy khác nhau để vận dụng vào lớp học của mình từ đó thay đổi để thích nghi với việc dạy ngoại ngữ trong xã hội hiện đại và nâng cao chất lượng đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu của nhà tuyển dụng.

                                       Buổi hội thảo kết thúc vào lúc 17 giờ 00 cùng ngày.

Link File Kỷ yếu hội thảo Khoa Ngoại ngữ tháng 02-2022

  • Last Modified On Date: 17/08/2024
  • Create On Date: 17/08/2024
Print

1. Chủ đề hội thảo: Dạy học ngoại ngữ lấy người học làm trung tâm
2. Thời gian tổ chức: 8 giờ 00 ngày 28 tháng 06 năm 2021
3. Hình thức: Trực tuyến thông qua Google Meet
4. Thành phần tham dự hội thảo:
- Toàn thể CBVC Khoa Ngoại ngữ
- 02 khách mời:
+ TS. Nguyễn Thị Ngân – GV kiêm nhiệm
+ TS. Trần Thị Minh Khánh – Phụ trách Trung tâm Ngoại ngữ – trường ĐHNT
- Chủ trì: TS. Võ Nguyễn Hồng Lam
- Thư ký: ThS. Lê Thị Thu Nga
5. Các báo cáo tại hội thảo
Báo cáo 1: Phát triển năng lực tự học phù hợp với môi trường.
Tác giả: TS. Võ Nguyễn Hồng Lam
ThS. Lê Hoàng Duy Thuần
Các ý kiến thảo luận, tranh luận về báo cáo
- Đề xuất đưa kết quả khảo sát vào phần kết luận.
- Vì sao không gộp 02 khảo sát lại? => 02 khảo sát riêng với các câu hỏi khác nhau. Khảo sát 1 liên quan đến quan điểm học ngoại ngữ; khảo sát 2 liên quan đến sinh viên chuyên ngữ về tự học
- Kết quả khảo sát cho thấy sinh viên có vẻ không thích được kiểm tra thường xuyên. Việc này nhóm nghiên cứu có thể lý giải rõ hơn không? => Do giới hạn của khảo sát nên lý do để giải thích cho vấn đề này chưa được làm rõ (sinh viên không nêu rõ lý do trong khảo sát). Tuy nhiên theo quan điểm của tác giả, sinh viên không thích được kiểm tra thường xuyên do áp lực học tập.
- Kết luận về tính tự học của sinh viên châu Á và châu Âu giống nhau là chưa hợp lý => bài viết chỉ xem xét dựa trên kết quả được khảo sát và kết luận cũng chỉ dừng ở mức độ tương đối.
- Khảo sát sinh viên với nhóm nhỏ (Sinh viên Khoa Ngoại ngữ - ĐH Nha Trang) nhưng đưa ra kết luận đối với sinh viên châu Á thì hơi phiến diện => Lấy đại diện 01 nhóm đối tượng được khảo sát để phản biện lại quan điểm của các nhà ngôn ngữ học trên thế giới.
Báo cáo 2: Quan điểm “dạy học lấy người học làm trung tâm” trong bối cảnh toàn cầu hóa.
Tác giả: ThS. Lê Cao Hoàng Hà
Các ý kiến thảo luận, tranh luận về báo cáo
- Quan điểm “dạy học lấy người học làm trung tâm” ở Việt Nam vẫn mang tính hình thức và trên lý thuyết => Trong phạm vi khảo sát, các giảng viên kết hợp cả 02 phương pháp. Tuy nhiên mức độ vận dụng như thế nào phụ thuộc vào các yếu tố khác như phương pháp của GV, số lượng SV.
Báo cáo 3: Đọc chuyên sâu – Giải pháp nâng cao kỹ năng Đọc 4
Tác giả: ThS. Nguyễn Trọng Lý
Các ý kiến thảo luận, tranh luận về báo cáo
- Sự khác nhau giữa đọc chuyên sâu và đọc nâng cao là gì? => Đọc chuyên sâu yêu cầu người đọc tập trung vào ngữ nghĩa, cấu trúc câu, ý chính; Đọc nâng cao yêu cầu người đọc phải đọc chủ đề khó, bài đọc dài hơn, từ vựng khó hơn.
- Quan điểm “Không được ép sinh viên làm bài tập hoặc làm diary hoặc bất cứ dạng bài khác đi kèm vì đọc chuyên sâu phụ thuộc vào sự yêu thích của sinh viên, thời gian rảnh của sinh viên” có phù hợp hay không => Áp dụng phương pháp trên lớp để sinh viên vận dụng kỹ năng đọc; sinh viên vẫn được chọn chủ đề yêu thích.
- Phương pháp này có áp dụng được cho Học phần Đọc 2 => Không nên. Vì Đọc 2 tương đối dễ nên sử dụng phương pháp này chưa phù hợp. Phương pháp này nên ứng dụng cho Đọc 4 và 5.
Báo cáo 4: Dạy và học từ vựng tiếng Anh không chuyên – Tầm quan trọng, khó khăn và giải pháp
Tác giả: ThS. Phạm Thị Hải Trang
Các ý kiến thảo luận, tranh luận về báo cáo
- Với số lượng từ vựng lên đến 60 từ trong một bài học thì có lẽ cần xem sinh viên đã được xếp vào đúng lớp chưa. Việc này cần bắt đầu từ độ tin cậy của bài kiểm tra đầu vào đang áp dụng? => Hiện nay nhà trường chỉ kiểm tra đầu vào để kiểm tra mức độ A1, A2 và thực tế mức độ sinh viên dù đã được sàng lọc trình độ đầu vào nhưng vẫn không đồng đều và đa phần sinh viên vẫn chưa đáp ứng đủ cho trình độ này.
- Đối với phương pháp cho sinh viên thuyết trình để nâng cao từ vựng thì sau đó có các bài kiểm tra lại mức độ hiểu/nhớ từ không? => Giảng viên sử dụng các hình ảnh trong bài thuyết trình của sinh viên để kiểm tra lại.
Báo cáo 5: Áp dụng Task Based Language Teaching (TBLT) vào giảng dạy đọc hiểu tiếng Anh
Tác giả: ThS. Nguyễn Hoàng Hồ
Các ý kiến thảo luận, tranh luận về báo cáo
- Bài viết đưa ra phương pháp thực tế ứng dụng vào việc giảng dạy đọc hiểu của sinh viên chuyên ngữ, giảng viên có thể linh hoạt để áp dụng vào việc dạy tiếng Anh không chuyên.
Báo cáo 6: Dạy học tiếng Việt trực tuyến cho người nước ngoài – Phương pháp và đánh giá
Tác giả: TS. Lê Thị Bảo Châu
Các ý kiến thảo luận, tranh luận về báo cáo
- Chủ đề “May sắm” đã sử dụng đúng từ hay không => Đây là chủ đề trong giáo trình dạy tiếng việt đã được biên soạn.
- Đánh giá về việc học Tiếng Việt online => Đây là lớp học đầu tiên với 5 học viên nên nếu thực hiện khảo sát thì mức độ cũng nhỏ, không có độ tin cậy cao. Tuy nhiên thông qua quan sát và các bài kiểm tra trên lớp thì khả năng sử dụng tiếng Việt của học viên có nâng cao.
- Dạy tiếng Việt cho người Đài Loan và dạy tiếng Trung cho người Việt thì cái nào hứng thú hơn? => Dạy tiếng Việt cho người nước ngoài có nhiều thách thức hơn vì khác biệt về văn hóa nhiều hơn.
6. Kết luận
- Thông qua buổi hội thảo, các báo cáo viên đã chia sẻ những phương pháp giảng dạy tích cực đối với từng học phần cụ thể và kết quả đạt được khi ứng dụng các phương pháp này ở từng lớp học khác nhau. Đồng thời các thành viên tham gia cũng tiếp cận được những phương pháp giảng dạy khác nhau để vận dụng vào lớp học của mình từ đó thay đổi để thích nghi với việc dạy ngoại ngữ trong xã hội hiện đại và nâng cao chất lượng đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu của nhà tuyển dụng.
                                    Hội thảo kết thúc vào lúc 11 giờ 00 phút cùng ngày.
Link File Kỷ yếu hội thảo Khoa Ngoại ngữ tháng 2021

  • Last Modified On Date: 17/08/2024
  • Create On Date: 17/08/2024
Print

  1. Chủ đề: DẠY HỌC NGOẠI NGỮ TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP
  2. Thời gian tổ chức: 8h00 ngày 27/06/2020
  3. Địa điểm: Phòng Lab3, Nhà đa năng, Trường Đại học Nha Trang
  4. Danh sách cá nhân tham dự hội thảo:
    - Toàn thể CBVC khoa Ngoại ngữ
    - Giảng viên thỉnh giảng: Võ Tú Phương
    - Các thầy cô Khoa Ngoại ngữ vắng mặt: Cô Khánh (đi dạy xa), Cô Diệp (đi dạy xa), Cô Nhu (đi học cao học), Cô Thư (nghỉ chế độ), Cô Lan (đi công tác)
  5. Các báo cáo tại hội thảo:
    *Báo cáo 1: Khảo sát nhu cầu của sinh viên trong việc học với ứng dụng E-learning – ThS. Phạm Thị Minh Châu
    *Báo cáo 2: Khảo sát về việc làm nhóm online của sinh viên học phần Nói 4. - ThS Lê Thị Thu Nga
    *Báo cáo 3: Đánh giá hiệu quả áp dụng hệ thống NTU E-learning từ góc nhìn của một số học phần dành cho sinh viên chuyên ngữ trường Đại học Nha Trang - ThS. Nguyễn Thị Thiên Lý
    *Báo cáo 4: Tình hình học tiếng anh Online không chuyên các lớp B1.2 trong giai đoạn dịch COVID19 - ThS- Phạm Thị Hải Trang
    *Báo cáo 5: Dạy và học từ vựng trên Smartphone - ThS. Nguyễn Trọng Lý
    *Báo cáo 6: Dạy học trên tác vụ - mô hình phát triển tính tự học của sinh viên – ThS. Lê Hoàng Duy Thuần
    *Báo cáo 7: Áp dụng mô hình lớp học đảo ngược trong học phần ngữ pháp đối với sinh viên chuyên ngữ - ThS. Nguyễn Phan Quỳnh Thư
    *Báo cáo 8: Làm đề án bài tập về nhà cải thiện kỹ năng viết đoạn văn cho sinh viên chuyên ngữ - ThS. Bùi Thị Ngọc Oanh
    *Báo cáo 9: Giảng dạy tiếng Anh ở đại học trong thời kỳ hội nhập – ThS. GVC. Nguyễn Hoàng Hồ
    *Báo cáo 10: Phản hồi của sinh viên năm nhất về môn học Nhập môn ngôn ngữ Anh – ThS. Trần Thị Cúc
  6. Ý kiến thảo luận các báo cáo trong hội thảo khoa học cấp Khoa
    6.1. Ý kiến cho báo cáo của ThS. Lê Thị Thu Nga
    a. Cô Lam:
    - Bổ sung phần kiến nghị cho Nhà trường để cải thiện chất lượng học phần.
    b. Cô Nga:
    - Giáo viên đồng ý bổ sung thêm phần kiến nghị cho Nhà trường.
    6.2. Ý kiến cho báo cáo của ThS. Nguyễn Thị Thiên Lý
    a. Cô Nga:
    - Muốn sinh viên (SV) đưa ra đánh giá cụ thể về bài viết của các bạn trong lớp, giáo viên (GV) cần đưa ra câu hỏi và tiêu chí cụ thể khi cung cấp các câu hỏi khảo sát.
    - Cô Lý: GV khi đưa ra các bài tập sửa lỗi hoặc các khảo sát đều đã cung cấp các câu hỏi và tiêu chí cụ thể, rõ ràng, chi tiết nhằm giúp khuyến khích SV đưa ra các nhận xét, đóng góp có tính xây dựng cho bài giảng và học phần.
    b. Thầy Đức:
    - SV Việt Nam đa số còn bị ảnh hưởng bởi phương pháp truyền thống, do đó tính bị động ở người học vẫn còn tạo ra một số hạn chế.
    c. Thầy Hồ:
    - Đa số SV từ các nước bị ảnh hưởng của Khổng giáo, được giáo dục theo phương pháp truyền thống, do đó tư duy phản biện của người học còn hạn chế.
    d. Cô Lam:
    - Nhà trường tạo điều kiện nâng cấp và theo dõi E-learning để khuyến khích SV và GV cùng áp dụng E-learning nên việc dạy Zoom và E-learning được mở rộng, củng cố và áp dụng rộng rãi, biến “nguy” thành “cơ”.
    - GV cần đưa ra các giới hạn về thời gian trong quá trình SV đánh giá hoặc cung cấp ý kiến phản hồi, từ đó tạo động lực cho SV thực hiện đúng yêu cầu trong thời gian quy định.
    - GV cần áp dụng cơ chế khen thưởng (điểm cộng) để khuyến khích SV làm khảo sát và cho ý kiến phản hồi học phần.
    6.3. Ý kiến cho báo cáo của ThS. Phạm Thị Hải Trang
    a. Cô Lam:
    - Ý kiến của Cô H. Trang đề xuất áp dụng E-learning cho học viên Văn bằng 2 và học viên từ xa đã được Nhà trường thông qua và áp dụng nhằm mở rộng phạm vi người học hướng tới và tạo điều kiện cho nhiều đối tượng đăng ký tham gia các loại hình giáo dục của ĐHNT.
    6.4. Ý kiến cho báo cáo của ThS. Bùi Thị Ngọc Oanh
    a. Cô Lam:
    - GV chưa thể đọc và sửa bài viết cho tất cả sinh viên của tất cả các lớp SV chuyên ngữ.
    b. Thầy Hồ:
    - Bài báo cáo trên áp dụng thích hợp hơn trong môi trường là SV chuyên ngữ.
    c. Thầy Bình:
    - SV vẫn còn hạn chế về kỹ năng Viết khoa học, điều này có thể được lý giải vì kỹ năng Viết là một trong những kỹ năng khó của ngôn ngữ.
    6.5. Ý kiến cho báo cáo của ThS – GVC. Nguyễn Hoàng Hồ
    a. Thầy Bình:
    - Bài báo cáo của thầy Hồ rất thú vị, đặc biệt là phần âm cuối (ending sounds) và ngữ điệu (intonation). GV cần hết sức chú ý việc phát âm cuối và ngữ điệu trong lúc giảng dạy, từ đó làm gương, tạo thói quen tốt cho người học.
    b. Cô Lam:
    - Hiện tượng quên âm cuối thường xảy ra ở SV các khóa, điều này có thể do thói quen từ các cấp học phổ thông hoặc sự không tương ứng giữa ngôn ngữ mẹ đẻ và ngoại ngữ tiếng Anh.
    6.6. Ý kiến cho báo cáo của ThS. Trần Thị Cúc
    a. Cô Lam:
    - Đề nghị chỉnh sửa tên học phần là “Nhập môn ngành Ngôn Ngữ Anh”.
    Học phần này nên được giảng dạy bằng Tiếng Việt vì người học là SV năm nhất, và được giảng dạy vào Học kỳ I của mỗi năm học.
    - Đề xuất nên cho SV đi thực tế bằng cách tham quan các địa điểm trong trường Đại học Nha Trang nhằm định hướng tốt hơn cho người học mới bắt đầu đại học.
    - Thiếu tên tác giả trích dẫn trong phần References (tài liệu tham khảo).
    b. Thầy Hồ:
    - Đề nghị chỉnh sửa “phương pháp đắc thụ” thành “phương pháp thụ đắc ngôn ngữ”.
    c. Cô Cúc:
    - GV đồng ý chỉnh sửa tên học phần, và tên phương pháp đã được góp ý.
    d. Thầy Bình:
    - "Đi thực tế" đã được thêm vào trong đề cương học phần nên không cần đưa vào phần “thêm nội dung học phần”.
    e. Cô Cúc: Đây là ý kiến của những sinh viên có thể chưa được đi thực tế.
    - Đề nghị giảng dạy học phần Nhập môn ngành Ngôn ngữ Anh bằng Tiếng Anh, tạo bước đệm cho SV làm quen cùng với các học phần mới khác trong học kỳ đầu tiên.
    - Đây là một học phần mới, và chỉ được giảng dạy trong 15 tín chỉ. Do đó, bài báo cáo là một đề tài thú vị và sáng tạo vì nghiên cứu về chủ đề và học phần mới.
    6.7. Ý kiến cho báo cáo của ThS. Lê Hoàng Duy Thuần
    a. Thầy Bình:
    - Bài báo cáo là một bài báo cáo hay và thú vị, tập trung vào chủ đề mới (intensive learning), dựa vào đặc thù môn học và cách học dựa trên dự án (task-based learning).
    b. Cô Lam:
    - Đề xuất đổi tên học phần của thầy Thuần chưa thể đáp ứng được vì các học phần kỹ năng trong chương trình đều đã là thực hành, thực nghiệm ngôn ngữ tiếng Anh.
    - Đề xuất nên đưa cơ sở lý luận ở phần kết luận vào phần lý thuyết.
    c. Thầy Thuần:
    - Có thể đổi tên học phần thành “Thực hành Ngôn Ngữ” hoặc là “Thực hành Tiếng Anh tổng hợp” vì học phần này nằm trong chương trình đào tạo.
    d. Thầy Hồ:
    - Đề xuất đổi tên thành “Thực hành kỹ năng ngôn ngữ”.
    e. Thầy Sự:
    - Người báo cáo cần giải thích thêm về format của câu hỏi khảo sát.
    - Đề xuất cần đưa ra kết luận riêng từ người báo cáo.
    - Thầy Thuần: khi đưa vào bảng, biểu; số liệu có thể chưa nêu bật loại câu hỏi khảo sát.
    7. Kết luận:
    - Các giảng viên Khoa Ngoại ngữ đã lắng nghe, thảo luận sôi nổi và góp ý tích cực cho các báo cáo nhằm giúp cho tác giả hoàn thiện hơn trong việc ứng dụng các phương pháp dạy-học trực tuyến trong công tác giảng dạy sau này.
    - Hội thảo khoa học tiếp theo nên tiếp tục nghiên cứu thêm về: ứng dụng các phương pháp thúc đẩy người học tự học qua các hình thức dạy-học trực tuyến để củng cố và đưa ra các kết luận khách quan và thuyết phục hơn.
                                                   Hội thảo kết thúc lúc 11h30 cùng ngày.
    Link File Kỷ yếu hội thảo Khoa Ngoại ngữ tháng 6-2020
  • Last Modified On Date: 17/08/2024
  • Create On Date: 17/08/2024
Print

  1. Chủ đề: DẠY HỌC NGOẠI NGỮ TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP
  2. Thời gian tổ chức: 8h00 ngày 27/06/2020
  3. Địa điểm: Phòng Lab3, Nhà đa năng, Trường Đại học Nha Trang
  4. Danh sách cá nhân tham dự hội thảo:
  • Toàn thể CBVC khoa Ngoại ngữ
  • Giảng viên thỉnh giảng: Võ Tú Phương
  • Các thầy cô Khoa Ngoại ngữ vắng mặt: Cô Khánh (đi dạy xa), Cô Diệp (đi dạy xa), Cô Nhu (đi học cao học), Cô Thư (nghỉ chế độ), Cô Lan (đi công tác)
  1. Các báo cáo tại hội thảo:

*Báo cáo 1: Khảo sát nhu cầu của sinh viên trong việc học với ứng dụng E-learning – ThS. Phạm Thị Minh Châu

*Báo cáo 2: Khảo sát về việc làm nhóm online của sinh viên học phần Nói 4. - ThS Lê Thị Thu Nga

*Báo cáo 3: Đánh giá hiệu quả áp dụng hệ thống NTU E-learning từ góc nhìn của một số học phần dành cho sinh viên chuyên ngữ trường Đại học Nha Trang - ThS. Nguyễn Thị Thiên Lý

*Báo cáo 4: Tình hình học tiếng anh Online không chuyên các lớp B1.2 trong giai đoạn dịch COVID19 - ThS- Phạm Thị Hải Trang

*Báo cáo 5: Dạy và học từ vựng trên Smartphone - ThS. Nguyễn Trọng Lý

*Báo cáo 6: Dạy học trên tác vụ - mô hình phát triển tính tự học của sinh viên – ThS. Lê Hoàng Duy Thuần

*Báo cáo 7: Áp dụng mô hình lớp học đảo ngược trong học phần ngữ pháp đối với sinh viên chuyên ngữ - ThS. Nguyễn Phan Quỳnh Thư

*Báo cáo 8: Làm đề án bài tập về nhà cải thiện kỹ năng viết đoạn văn cho sinh viên chuyên ngữ - ThS. Bùi Thị Ngọc Oanh

*Báo cáo 9: Giảng dạy tiếng Anh ở đại học trong thời kỳ hội nhập – ThS. GVC. Nguyễn Hoàng Hồ

*Báo cáo 10: Phản hồi của sinh viên năm nhất về môn học Nhập môn ngôn ngữ Anh – ThS. Trần Thị Cúc

Xem kỷ yếu HT Khoa (tại đây)

 

  • Last Modified On Date: 12/10/2020
  • Create On Date: 12/10/2020
Print

Trong những năm qua đội ngũ GV khoa NN đã nghiên cứu một số đề tài điển hình như sau:

1. Đổi mới PPGD (Innovation): Đề tài "Metacognitive strategies to improve Writing skills of English-major first year students at Nha Trang University". (Đọc tóm tắt bài viết)

2.
Đổi mới PPGD (Innovation): Đề tài "Using Electronic Portfolios to Promote Speaking Skills for EFL Adult Learners at Nha Trang University: An Investigation into Learners’ Perceptions"
(Đọc tóm tắt bài viết)

3. Đổi mới PPGD (Innovation): Đề tài "The use of Group Oral Presentation to develop Student-centred Learning in British culture class at Nha Trang University" (Đọc tóm tắt bài viết)

4. Báo cáo đề tài nghiên cứu Khoa học của sinh viên: "THỰC TRẠNG HỌC TIẾNG ANH THEO CHUẨN QUỐC TẾ TOEIC CỦA SV KHÔNG CHUYÊN NGỮ KHÓA 52 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG VÀ CÁC GIẢI PHÁP TẠO ĐỘNG CƠ HỌC TIẾNG ANH TÍCH CỰC CHO SV", do sinh viên Nguyễn Thị Hải khóa 50 TABPD thực hiện dưới sự hướng dẫn của ThS. Đặng Kiều Diệp, GV Khoa Ngoại ngữ (xem chi tiết tại đây)





HỘI NGHỊ CHUYÊN ĐỀ CẤP KHOA VỀ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY

 NĂM HỌC 2013-2014



Hội nghị thảo luận về phương pháp đổi mới giảng dạy ở khoa ngoại ngữ trong học kỳ 1, bao gồm các bài viết sau: (xem nội dung kỷ yếu)

 

DANH SÁCH CÁC BÀI BÁO CÁO

1.  SINH VIÊN ĐÁNH GIÁ LẪN NHAU ĐỐI VỚI KỸ NĂNG NÓI VÀ ĐỌC HIỂU

ThS. Lê Hoàng Duy Thuần

2. HỌC TIẾNG TRUNG THÔNG QUA TRÒ CHƠI  - PHƯƠNG PHÁP VÀ HIỆU QUẢ 
ThS. Phạm Thị Minh Châu

3. LỢI ÍCH VÀ THỰC TRẠNG CỦA ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO DẠY NGOẠI NGỮ Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG 
ThS. Nguyễn Trong Lý

4. ĐẶC ĐIỂM NGƯỜI HỌC VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP GIẢNG DẠY TIẾNG ANH TẠI ĐẠI HỌC NHA TRANG
ThS. Nguyễn Thị Thúy Hồng

5. “ĐI THỰC TẾ - TRẢI NGHIỆM”: MỘT PHƯƠNG PHÁP ĐÀO TẠO CÁC KỸ NĂNG “MỀM” HIỆU QUẢ CHO SINH VIÊN KHOA NGOẠI NGỮ 
ThS. Nguyễn Phương Lan

  • Last Modified On Date: 24/09/2020
  • Create On Date: 24/09/2020
Print

HỘI THẢO KHOA HỌC CẤP KHOA LẦN I (năm học 2018-2019)

1. Chủ đề hội thảo: Tính tự học của SV

2. Mục đích hội thảo: Với chủ đề “Nâng cao tính tự học SV”, hội thảo nhằm hướng đến sự thay đổi và cải tiến trong phương hướng giảng dạy với mục đích giúp sinh viên khối chuyên ngữ và không chuyên ngữ xây dựng được tính tự học ngoại ngữ.

3. Thời gian tổ chức: 7g30 ngày 20/04/2019

4. Địa điểm: Phòng LAB 3

5. Thành phần tham dự: Toàn thể GV khoa Ngoại ngữ và một số GV mời giảng

6. Thành phần Ban tổ chức:

- Chủ tọa: TS. Võ Nguyễn Hồng Lam

- Thư kí: Th.S Nguyễn Thị Diệu Phương

7. Nội dung hội thảo:

*** Chủ đề 1: Các nghiên cứu về phương pháp tự học

Tham luận 1: Nâng cao hiệu quả tự học môn đọc hiểu của sinh viên chuyên ngữ Đại học Nha Trang - TS. Trần Thị Minh Khánh

Tham luận 2: Thực trạng và giải pháp cải thiện việc tự học cho sinh viên chuyên ngữ năm thứ nhất - ThS. GVC Trần Thị Thu Trang & ThS. Trần Thị Cúc

Tham luận 3: Một số quan điểm về nâng cao tính tự học ngoại ngữ - ThS. Lê Cao Hoàng Hà

Tham luận 4: Giúp sinh viên tự nâng cao kĩ năng dịch thuật TA thương mại - ThS. GVC Nguyễn Hoàng Hồ


*** Chủ đề 2: Sử dụng CNTT (E- learning, smartphone,…) trong việc nâng cao tính tự học của sinh viên

Tham luận 5: Dạy và học E-learning tại ĐH Nha Trang – Một số khó khăn và thuận lợi - ThS. Phạm Thị Hải Trang & ThS. Lê Thị Thu Nga

Tham luận 6: Sinh viên không chuyên ngữ tự học từ vựng bằng nhật ký Online - ThS. Phạm Thị Kim Uyên

Tham luận 7: Sinh viên chuyên ngữ ĐHNT sử dụng Facebook để học Tiếng Anh như thế nào - ThS. Bùi Thị Ngọc Oanh

Tham luận 8: Điện thoại thông minh trong việc nâng cao tính chủ động luyện kỹ năng nói cho sinh viên chuyên ngữ năm thứ nhất - ThS. Nguyễn Trọng Lý


>>>>> Kỷ yếu Hội thảo: tải tại đây.

  • Last Modified On Date: 24/09/2020
  • Create On Date: 24/09/2020
Print

Bộ môn Biên-Phiên dịch:


- Tên đề tài: Nghiên cứu các giải pháp nâng cao chất lượng học Tiếng Anh thông qua bài tập trực tuyến của sinh viên khối không chuyên ngữ tại trường Đại học Nha Trang

- Thành viên nhóm đề tài:
1/ ThS. Đặng Kiều Diệp (chủ nhiệm đề tài)
2/ TS. Võ Nguyễn Hồng Lam
3/ ThS. Lê Cao Hoàng Hà
4/ ThS. Nguyễn Thị Thiên Lý

- Thời gian thực hiện: 12 tháng (từ tháng 04/2018 đến tháng 04/2019)

- Mục tiêu đề tài:

+ Đánh giá thực trạng học Tiếng Anh thông qua làm bài tập trực tuyến của sinh viên khối không chuyên ngữ học giáo trình LIFE A2 tại trường Đại học Nha Trang;
+ Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng học Tiếng Anh thông qua làm bài tập trực tuyến của sinh viên khối không chuyên ngữ đang học giáo trình LIFE A2 tại trường Đại học Nha Trang;
+ Chia sẻ kết quả nghiên cứu với các trường đang sử dụng cùng bộ giáo trình LIFE giảng dạy tiếng Anh cho đối tượng sinh viên không chuyên ngữ tại địa bàn tỉnh Khánh Hòa và Việt Nam.




Bộ môn Thực hành tiếng:



- Tên đề tài: Nghiên cứu các giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả dạy và học Tiếng Anh không chuyên ngữ tại trường Đại học Nha Trang theo định hướng của đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2018-2025

- Thành viên nhóm đề tài: 
1/ TS. Trần Thị Minh Khánh (chủ nhiệm đề tài)
2/ TS. Võ Nguyễn Hồng Lam
3/ ThS. Trần Thị Thúy Quỳnh
4/ ThS. Trần Thị Thu Trang
5/ ThS. Lê Thị Thu Nga

- Thời gian thực hiện: 12 tháng (từ tháng 03/2018 đến tháng 03/2019)

- Mục tiêu đề tài:
+ Nghiên cứu vận dụng khung Năng lực ngoại ngữ Việt Nam trong việc nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Anh cho sinh viên không chuyên ngữ.
+ Đề xuất các giải pháp với nhà trường bằng cách vận dụng linh hoạt các yêu cầu của khung chuẩn châu Âu sao cho phù hợp với tình hình cụ thể của trường Đại học Nha Trang.
+ Giúp nâng cao năng lực sử dụng Tiếng Anh của sinh viên không chuyên ngữ, đáp ứng yêu cầu của các đơn vị tuyển dụng.

  • Last Modified On Date: 24/09/2020
  • Create On Date: 24/09/2020
Print

1. Chủ đề hội thảo: Nâng cao chất lượng đào tạo ngoại ngữ không chuyên

2. Mục đích hội thảo: Với chủ đề “Nâng cao chất lượng đào tạo ngoại ngữ không chuyên”, hội thảo nhằm hướng đến sự thay đổi và cải tiến trong phương hướng giảng dạy với mục đích giúp sinh viên đạt được kết quả cũng như tiêu chí cụ thể mà bản thân mỗi người học đặt ra. Hơn thế nữa, thực tế xã hội cho thấy những phương pháp giảng dạy cũ gần như đã trở nên bất hợp lí và xu hướng hội nhập – toàn cầu hóa rõ ràng cần sự thích nghi và thay đổi của khá nhiều phương diện liên quan. Những tham luận và các bài nghiên cứu trong hội thảo sẽ xoay quanh vấn đề này nhằm tạo ra được hướng thay đổi phù hợp nhất.

3. Thời gian tổ chức: 14g00 ngày 22/06/2018

4. Địa điểm: Phòng họp số 4

5. Thành phần tham dự: Đại diện BGH, các phòng ban, Khoa/Viện và toàn thể GV khoa Ngoại ngữ

6. Thành phần Ban tổ chức:

- Chủ tọa: TS. Võ Nguyễn Hồng Lam

- Thư kí: Th.S Trần Thị Thu Trang

7. Nội dung hội thảo:

Tham luận 1: Khảo sát nguyên nhân ảnh hưởng việc học Tiếng Anh của SV không chuyên ngữ - TS. Võ Nguyễn Hồng Lam & Th.S Lê Hoàng Duy Thuần (xem Toàn văn)

Tham luận 2: Teaching General English in the Development of Artificial Intelligence - TS. Hoàng Công Bình (xem Toàn văn)

Tham luận 3: Tình hình dạy và học Tiếng Anh không chuyên ngữ của các trường đại học Việt Nam & Giải pháp nâng cao năng lực tiếng Anh cho SV không chuyên ngữ trường ĐH Nha Trang - TS. Trần Thị Minh Khánh (xem Toàn văn)

Tham luận 4: Đặc điểm ngôn ngữ thường gặp trong phần thi Nghe tả tranh của bài thi trình độ B1 Cambridge - Th.S Nguyễn Thị Thúy Hồng (xem Toàn văn)

Tham luận 5: Thực trạng việc học từ vựng của SV không chuyên ngữ và giải pháp - Th.S Phạm Thị Hải Trang (xem Toàn văn)

Tham luận 6: Yếu tố ảnh hưởng Tiếng Anh không chuyên A1-A2 và phương hướng giải quyết - Th.S Nguyễn Trọng Lý (xem Toàn văn)

Tham luận 7: Một số biện pháp giúp SV hứng thú học Tiếng Trung tại trường ĐH Nha Trang - Th.S Phạm Thị Minh Châu (xem Toàn văn)

Tham luận 8: Đánh giá giáo trình LIFE dưới góc nhìn của GV - Th.S Trần Thị Thúy Quỳnh (xem Toàn văn)

Tham luận 9: Khảo sát về làm BT online của SV không chuyên trình độ A2.2 tại trường ĐH Nha Trang - Th.S Lê Thị Thu Nga & Th.S Trần Thị Cúc (xem Toàn văn)

  • Last Modified On Date: 24/09/2020
  • Create On Date: 24/09/2020
Print

1. Chủ đề hội thảo: Dạy học ngoại ngữ trong thời kỳ hội nhập và toàn cầu hóa

2. Mục đích hội thảo: Với chủ đề “Dạy học ngoại ngữ trong thời kỳ hội nhập và toàn cầu hóa”, hội thảo nhằm hướng đến sự thay đổi và cải tiến trong phương hướng giảng dạy với mục đích giúp sinh viên đạt được kết quả cũng như tiêu chí cụ thể mà bản thân mỗi người học đặt ra. Hơn thế nữa, thực tế xã hội cho thấy những phương pháp giảng dạy cũ gần như đã trở nên bất hợp lí và xu hướng hội nhập – toàn cầu hóa rõ ràng cần sự thích nghi và thay đổi của khá nhiều phương diện liên quan. Những tham luận và các bài nghiên cứu trong hội thảo sẽ xoay quanh vấn đề này nhằm tạo ra được hướng thay đổi phù hợp nhất.

3. Thời gian tổ chức: 08g30 ngày 01/02/2018

4. Địa điểm: Phòng họp số 4

5. Thành phần, số lượng người tham dự:

- Chuyên gia nước ngoài: TS. Paul Argodale (chuyên gia người Mỹ)

- GV khoa Ngoại ngữ: 25 giảng viên dạy ngoại ngữ (tiếng Anh, Trung, Nga, Pháp)

6. Thành phần Ban tổ chức:

- Chủ tọa: Th.S Võ Nguyễn Hồng Lam

- Thư kí: Th.S Trần Thị Cúc

7. Nội dung hội thảo:

STT

Nội dung hội thảo

Tên báo cáo KH triển khai nội dung

Tên tác giả

1

Nội dung 1: Xu hướng dạy và học trong thời kỳ hội nhập

Báo cáo 1: Sử dụng video từ internet trong giảng dạy từ vựng cho sinh viên không chuyên ngữ trình độ A1 (Xem Tóm tắt)

Báo cáo 2: Vai trò Cố vấn học tập và việc học ngoại ngữ của sinh viên khối không chuyên ngữ trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế (Xem Tóm tắt)

ThS. Ngô Quỳnh Hoa
 

ThS. Lê Cao Hoàng Hà

2

Nội dung 2: Tự học của người học

Báo cáo 1: Nâng cao năng lực tự học cho sv chuyên ngữ: Một số thay đổi về mặt tư duy và hành động (Xem Tóm tắt)

Báo cáo 2: Những ý kiến của sinh viên chuyên ngữ năm nhất về phiên âm tiếng anh giúp cải thiện kỹ năng phát âm (Xem Tóm tắt)

ThS. Nguyễn Phan Quỳnh Thư

ThS. Bùi Thị Ngọc Oanh

3

Nội dung 3: Ngôn ngữ học ứng dụng trong thời kỳ toàn cầu hóa

Báo cáo 1: Tính gián tiếp trong giao tiếp tiếng Anh của sinh viên (Xem Tóm tắt)

Báo cáo 2: Vai trò của tính hữu chứng – một phạm trù tình thái nhận thức – trong các bài viết luận học thuật IELTS (Xem Tóm tắt)

Báo cáo 3: Tầm quan trọng của việc dạy tích hợp văn hóa và ngoại ngữ (Xem Tóm tắt)

Báo cáo 4: Phương hướng truyền thụ cấu trúc câu trong Tiếng Anh cho sinh viên không chuyên ngữ dựa trên ứng dụng từ học thuyết “ngữ pháp đại đồng” của Chomsky (xem Tóm tắt)

TS. Hoàng Công Bình

ThS. Nguyễn Thị Thiên Lý
 

ThS. Trần Thị Thu Trang

ThS. Hồ Yến Nhi

4

Nội dung 4: Kiểm tra đánh giá và nhu cầu học ngoại ngữ 2

Báo cáo 1: Kiểm tra và đánh giá trong hoạt động giảng dạy tiếng Anh (Xem Tóm tắt)

Báo cáo 2: Kiểm tra đánh giá kỹ năng nói Tiếng Anh thông qua thuyết trình đối với sinh viên cấp độ A2.2 (Xem Tóm tắt)

Báo cáo 3: Khảo sát nhu cầu thời lượng học tiếng Trung của sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh -  ĐH Nha Trang (Xem Tóm tắt)

ThS. Nguyễn Hoàng Hồ

ThS. Nguyễn Phương Lan


ThS. Phạm Thị Minh Châu

 

  • Last Modified On Date: 24/09/2020
  • Create On Date: 24/09/2020
Print

Nghiên cứu khoa học

Các công trình đã, đang nghiên cứuCác công trình đã, đang nghiên cứu

Các công trình đã, đang nghiên cứu

Các định hướng nghiên cứuCác định hướng nghiên cứu

Các định hướng nghiên cứu